Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Các loại rèm cửa sổ chống nắng tốt nhất tại rèm cửa Belife

Các loại rèm cửa sổ chống nắng tốt nhất

Vào mùa hè, cái nắng gay gắt chính là nguyên nhân gây ra sự oi bức cho căn phòng của bạn. Một trong những phương pháp giúp cho căn nhà của bạn giải nhiệt đó chính là rèm cửa sổ chống nắng.
Cùng rèm cửa Belife tìm hiểu về các loại rèm cửa sổ chống nắng nhé

1. Rèm vải hai lớp

Đúng như tên gọi, rèm vải hai lớp là loại rèm được cấu thành từ hai lớp vải khác nhau. Lớp bên trong là lớp vải dày và lớp bên ngoài là một lớp vải voan mỏng được may song song với nhau. Rèm vải hai lớp có khả năng chống nắng, cản sáng lên đến 90-100%. Rèm vải hai lớp có thể dùng cho cửa ra vào hoặc cửa sổ. Đối với những căn hộ có nhiều khung cửa sổ lớn, rèm vải là loại rèm cửa sổ chống nắng hiệu quả nhất được lựa chọn. Không những thế, rèm vải hai lớp còn mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho căn hộ của bạn.


Đối với những căn hộ có nhiều khung cửa sổ lớn, rèm vải là loại rèm cửa sổ chống nắng hiệu quả nhất

Cấu tạo rèm vải hai lớp

Lớp vải dày: Lớp vải này thường dùng chất liệu vải lụa, vải cotton hoặc vải lanh, vải linen. Ngoài ra, các chất liệu cao cấp hơn như vải gấm và vải nhung cũng được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuỳ vào không gian, nội thất và phong cách của gia chủ mà lớp vải này được lựa chọn làm chủ đạo. Rèm vải hai lớp được dùng làm rèm cửa sổ chống nắng thường là màu trơn hoặc có hoa văn, hoạ tiết đơn giản. Để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, bạn nên lựa chọn màu sắc và hoạ tiết của lớp vải này phù hợp với đồ nội thất và không gian căn phòng. Lớp vải dày này chủ yếu có công dụng cản ánh nắng trực tiếp vào căn phòng. Phần lớn người tiêu dùng có suy nghĩ rằng lựa chọn loại vải dày sẽ có công dụng cản nắng tốt. Đúng là như vậy, tuy nhiên, nếu kết hợp thêm một lớp vải nữa thì khả năng cản sáng, cản nhiệt sẽ tăng lên gấp bội. Đó là lý do có sự ra đời cửa rèm vải hai lớp
Lớp vải voan: Lớp vải voan của rèm vải hai lớp là lớp vải nằm bên ngoài, tiếp xúc với mặt cửa kính nhiều nhất. Thông thường, để may rèm vải hai lớp, người ta sẽ lựa chọn lớp vải voan màu trắng và lớp vải dày hoạ tiết. Tuy nhiên, với nhiều thiết kế khác nhau, và tuỳ thuộc vào từng không gian khác nhau mà sự kết hợp giữa hai lớp vải này sẽ khác nhau. Ví dụ đối với phòng trẻ em, lớp vải dày là hoạ tiết hoạt hình kết hợp với lớp vải voan cũng là hoạ tiết hoạt hình giống như vậy, là sự kết hợp rất dễ thương giúp cho phòng bé sinh động hơn. Lớp vải voan này ngoài hỗ trợ chống nắng cho lớp vải dày, mà nó còn mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn hộ của bạn. Vải voan mỏng nhẹ, rũ, tạo nên vẻ đẹp dịu dàng của căn phòng. Không những thế, với những ngày không quá nắng, bạn chỉ cần kéo nhẹ lớp vải voan này như là rèm cửa sổ chống nắng, tuy nhiên vẫn không làm tối căn phòng mà lại mang đến sự riêng tư cho gia chủ.

2. Rèm Roman

Rèm Roman là một dạng rèm cuốn được cách điệu, mang phong cách hiện đại pha lẫn quý tộc cho căn hộ của bạn. Rèm Roman là loại rèm khá dày nên đó là một trong các loại rèm cửa sổ chống nắng được sử dụng phổ biến. Rèm Roman có cấu tạo từ một thanh treo rèm và một lớp vải dày. Loại vải thường được dùng để làm rèm Roman là vải lanh hay còn gọi là vải linen. Loại vải này tương đối cứng, nhưng khá dày. Vì thế độ cản sáng rất cao, lên đến 90-100%. Rèm Roman thường được dùng để làm rèm cửa sổ chống nắng hơn là dùng cho cửa chính. Đối với các loại rèm cuốn dành cho cửa sổ, có hai cách để lắp đặt, đó là rèm phủ bì hoặc rèm lọt lòng. Rèm cửa sổ phủ bì là kiểu thanh rèm và vải rèm to hơn khung cửa sổ, phủ toàn bộ khung cửa sổ. Còn rèm cửa sổ lọt lòng là kiểu thanh rèm và vải rèm vừa khít với lòng khung cửa sổ. Tuy nhiên dù là kiểu nào thì khả năng cản sáng của rèm Roman cũng rất cao. Lựa chọn phủ bì hay lọt lòng là tuỳ thuộc vào sở thích và phong cách của gia chủ.


Rèm Roman thường được dùng để làm rèm cửa sổ chống nắng

3. Rèm cầu vồng

Rèm cầu vồng là loại rèm cửa sổ chống nắng cao cấp được cấu tạo bởi hai lớp vải và lớp lưới xen kẽ với nhau tạo nên một chiếc rèm hoàn chỉnh. Rèm cầu vồng cũng là một loại rèm cuốn được cách điệu. Rèm cầu vồng cũng được cấu tạo bởi một thanh treo rèm và lớp vải buông xuống. Do được cấu tạo đan xen từ một lớp vải và một lớp lưới, nên khả năng cản sáng của rèm cầu vồng không đạt 90-100% như các loại rèm vải khác. 
Tuy nhiên, với thiết kế sáng tạo và đặc sắc này, rèm cầu vồng mang đến độ sáng vừa đủ cho căn phòng. Và bạn thật sự dễ dàng kiểm soát độ sáng của căn phòng dễ dàng nhờ vào dây kéo cầm tay được cấu tạo. Không giống như những loại rèm cuốn thông thường khác, lớp vải của rèm cầu vồng thường có một màu trơn phẳng. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác biệt nhưng thanh lịch, trang nhã hơn của rèm cầu vồng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét