Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Điểm qua 3 kiểu rèm cửa sổ đơn giản mà vẫn bắt mắt

Điểm qua 3 kiểu rèm cửa sổ đơn giản mà vẫn bắt mắt

Rèm cửa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo điểm nhấn cho nhà cửa. Biết cách chọn rèm cửa phù hợp với đồ nội thất sẽ giúp không gian thêm hài hòa và tinh tế. Hiện nay, có rất nhiều kiểu rèm cửa khác nhau được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, các kiểu rèm cửa sổ đơn giản vẫn luôn chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng trong suốt thời gian qua.

7 kiểu rèm cuốn lưới luôn được ưa chuộng

Tổng hợp 7 kiểu rèm cuốn lưới luôn được ưa chuộng

Rèm cuốn lưới là dòng sản phẩm rèm cửa cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội. Sử dụng rèm lưới giúp bạn che chắn ánh nắng gay gắt và điểm tô cho không gian nhà cửa. Rèm cuốn lưới có nhiều chủng loại và phổ giá khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn đang định mua rèm cửa nhưng không biết chọn kiểu rèm nào thì hãy tham khảo 8 mẫu rèm cuốn dưới đây.

1. Rèm cuốn in tranh ảnh

Rèm cuốn có in tranh hoặc hình ảnh là một công cụ tuyệt vời để tạo điểm nhấn đặc trưng cho kiến trúc. Ý nghĩa bức tranh cũng phần nào phản ánh cá tính nổi bật của gia chủ. Tranh ảnh là “chìa khóa” mở ra không gian sang trọng và hiện đại cho nhà ở. Đặt rèm cuốn lưới in tranh ở phòng khách giúp bạn tiết kiệm chi phí mua thêm tranh treo mà còn cùng lúc đảm nhiệm chức năng che nắng vô cùng hiệu quả.

10 mẫu rèm cửa sổ đẹp nhất thị trường 2019

Tổng hợp 10 mẫu rèm cửa sổ đẹp nhất thị trường 2019

Rèm cửa sổ là món đồ trang trí nhà cửa không thể thể thiếu của mọi gia đình. Độ che chắn vừa phải của rèm giúp bạn hạn chế ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào không gian. Ngoài ra, họa tiết và hoa văn của các mẫu rèm cửa sổ còn giúp tạo điểm nhấn nhá tinh tế cho ngôi nhà. Dưới đây là tổng hợp 10 loại rèm treo cửa sổ luôn được ưa chuộng trong thời gian qua.

1. Rèm Roman

Dạo gần đây, rèm Roman là kiểu rèm được yêu thích nhiều nhất. Ưu điểm nổi bật của rèm Roman chúng sở hữu độ cứng tốt, màu sắc phong phú và khả năng chống sáng, cản nhiệt tốt. Thiết kế rèm xếp ly, vừa khít với khung cửa sổ, vừa mang đến sự gọn gàng cho không gian. Rèm cửa sổ Roman được phân thành 2 loại chính: rèm 2 lớp và rèm xếp lớp.
Xem chi tiết tại bài viết trên trang belifeco.com :https://belifeco.com/nhung-chiec-rem-cua-so-dep-nhat-ban-khong-nen-bo-qua/


Bạn đã biết ưu và khuyết điểm của rèm cửa sổ gỗ

So sánh ưu và khuyết điểm của rèm cửa sổ gỗ

Ngày nay có rất nhiều loại rèm cửa phổ biến trên thị trường, tuy nhiên để giúp cho không gian căn phòng trở nên hiện đại và sang trọng hơn, chúng ta không nên bỏ qua rèm cửa sổ gỗ.
Nhiều căn hộ sử dụng rèm cửa sổ gỗ để trang trí thêm cho không gian nhà mình như phòng khách, phòng bếp hay thậm chí là phòng ngủ. Rèm gỗ có thể được xem là một món nội thất được ưa chuộng rất nhiều.
Xem chi tiết tại bài viết  So sánh ưu và khuyết điểm của rèm cửa sổ gỗ trên trang Belifeco.com

Mách bạn các mẹo thiết kế nhà nhỏ xinh với diện tích chỉ 20m2

Nhiều người thường nghĩ rằng nhà nhỏ sẽ không thoải mái và không trang trí được nhiều, nhưng nếu xem hết những ngôi nhà đẹp chỉ với 20m2 dưới đây, chắc chắc bạn sẽ phải thay đổi cách suy nghĩ.
Dưới đây là 3 ví dụ về nhà đẹp chỉ với 20m2 vuông cho bạn tham khảo bao gồm: thiết kế nhà 2 tầng 20m2, mẫu nhà cấp 4 20m2, và thiết kế phòng 20m2
Xem chi tiết viết tại rèm cửa Belifeco.com

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

Phòng khách là nơi sinh hoạt chung, là nơi để đón tiếp bà con, bạn bè và những vị khách ghé thăm. Vì vậy mà phòng khách cần phải được chăm chút kỹ và rèm cửa phòng khách hiện đại là 1 trong những món nội thất góp phần vào không gian xinh đẹp của phòng khách nhà bạn. 
Hãy cùng Belife lướt xem 15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại có thể làm cho không gian phòng khách nhà bạn trở nên cuốn hút hơn.

1. Rèm cửa phòng khách mang phong cách Hàn Quốc

Những bộ rèm cửa mang phong cách Hàn Quốc thật tuyệt đẹp khi được thiết kế và may nên bởi những mẫu vải với hoạ tiết hoa cỏ tươi sáng. Thật hài hoà khi những hoa văn như bãi cỏ, chiếc xe đạp, bình yên như tuổi thơ. Thể hiện 1 cảm giác vô tư, một khoảng trời bình dị, mộng mơ như những câu chuyện về tuổi học trò thơ ngây, lãng mạn. Những bộ rèm cửa phòng khách hiện đại mang phong cách Hàn Quốc mang đến 1 không gian vừa đẹp, vừa có sự thư thái trong tâm hồn. Rèm Hàn Quốc thông thường được lựa chọn bởi hoạ tiết thiên hướng về thiên nhiên, mang đến không gian tươi sáng. Những cô gái mộng mơ thường thích những chiếc rèm mang phong cách này.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

2. Hoạ tiết hoa hồng dịu dàng của bộ rèm phòng khách

Hoa hồng thể hiện sự tinh tế và tỉ mỉ, nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ tự tay chăm sóc gia đình. Cách bày trí của chiếc rèm hoa hồng không quá đặc biệt và ấn tượng nhưng lại có sự chỉnh chu, gọn gàng, mang đến cho không gian phòng khách 1 cảm giác thoải mái và yêu thương đối với bất cứ vị khách nào ghé thăm nhà. Rèm hoa hồng phù hợp với một căn nhà dễ thương, đầy ấp tình yêu thương, và lại rất bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt, nếu là rèm vải 2 lớp, lớp vải voan sẽ càng làm tăng thêm nét đẹp dịu dàng ấy.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

3. Rèm vải voan trắng thêu hoa đào lãng mạn

Hãy tưởng tượng 1 chiếc rèm vải voan trắng nhẹ nhàng, bay bổng được bày trí trong gian phòng khách nhà bạn, cảm giác thật bình yên có phải không? Không những thế, một chiếc rèm voan trắng được thêu thêm những đoá cho anh đào càng tạo nên 1 không gian thật đẹp và lãng mạn. Chúng ta sẽ cảm nhận được sự ấm áp của mùa xuân với những cơn gió nhẹ lướt qua nâng niu những cánh đào. Bộ rèm cửa này thường phù hợp để phối với phong cách hoài cổ và lãng mạn của người phương Đông.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

4. Sang trọng và ấn tượng với bộ rèm sặc sỡ những chú chim

Sự sống động của thiên nhiên được thể hiện sâu sắc với hoạ tiết những chú chim với bộ cánh rực rỡ. Sẽ là sự ấn tượng đến bất ngờ dành cho người lần đầu tiên nhìn thấy. Thông thường những bộ rèm mô tả thiên nhiên sẽ có nền màu xanh lá hoặc xanh dương. Kết hợp cùng các loài hoa màu sắc rực rỡ. Mang đến cảm giác bình yên, hoà nhập với thiên nhiên.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

5. Rèm màu trắng dễ dàng phối hợp với mọi không gian

Từ phòng khách, phòng ngủ cho đến không gian nhà hàng, đặc biệt là khách sạn, rèm cửa màu trắng là mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại được tin dùng rất nhiều. Vì màu trắng là màu có thể phối hợp với bất cứ không gian, phong cách hay nội thất nào. Màu trắng có nhiều tone: trắng xanh tươi mát, trắng tím hồng lãng mạn và trắng sữa ngọt ngào
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

6. Màu xám bạc tạo nên 1 bộ rèm sang trọng

Màu xám bạc thường được sử dụng cho không gian và căn hộ hiện đại. Bởi vì màu xám bạc thể hiện sự đơn giản nhưng lại rất sang trọng và đẳng cấp. Chính vì vậy, những bộ rèm mang màu xám bạc thường thu hút người tiêu dùng rất nhiều. 
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

7. Đỏ quyến rũ tạo nên bộ rèm độc đáo

Tuy nhiên, nếu bộ rèm của bạn chỉ toàn màu đỏ thì sẽ thật chói mắt và có cảm giác nóng bức. Vì vậy, nếu lựa chọn rèm màu đỏ, bạn nên kết hợp thêm 1 lớp vải voan trắng bên ngoài tạo nên rèm vải 2 lớp. Lớp voan màu trắng này sẽ phần nào làm giảm đi cảm giác nóng mắt của màu đỏ kia. Độ tương phản của 2 màu sắc này cũng sẽ làm cho căn phòng trở nên nổi bật hơn. 
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

8. Bộ rèm cam mạnh mẽ và nổi bật

Trang trí nội thất bằng những tone màu nóng và nổi bật hiện đang là xu hướng được yêu thích hiện nay. Điều này thể hiện được phong cách của gia chủ. Rèm màu cam mạnh mẽ, phù hợp với phong cách nội thất retro mang đậm nét hoài cổ của thập niên 50 – 70. Đây là phong cách đơn giản nhưng không kém sang trọng và cổ điển. Tuy nhiên khi sử dụng những tone màu nóng này, bạn nên lựa chọn và cân nhắc bằng gu thẩm mỹ và cái nhìn tổng quát.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

9. Vàng thu bắt mắt và giàu sức sống

Không gian phòng khách của bạn sẽ trở nên nổi bật và sinh động hơn nếu có sự hiện diện của bộ rèm vàng kết hợp voan trắng. Sẽ thật hài hoà và cân đối nếu những chi tiết nhỏ được chú trọng. Thêm vào đó, rèm theo là lớp vải voan nhẹ nhàng sẽ giúp căn phòng của bạn trở nên gọn gàng và tươi sáng hơn.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

10. Sang trọng cùng bộ rèm xanh ngọc bích

Màu xanh ngọc bích thể hiện sự trang trọng, quý phái mà vẫn giữ được vẻ đẹp đơn giản. Màu xanh không chỉ làm cho không gian đẹp hơn mà còn mang lại cảm giác mát mẻ và thoáng đãng của thiên nhiên. Kèm theo sự tinh tế của những lớp vân nổi lại càng làm cho bộ rèm trông giống như 1 viên ngọc. 
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

11. Rèm cửa màu tím – ngọt ngào và quý phái

Mặc dù rèm màu tím không được sử dụng nhiều trong phòng khách, nhưng nếu biết cách phối hợp sao cho cân đối và hợp lý, thì bộ rèm màu tím sẽ thật sự mang đến sự sang trọng cho phòng khách của bạn. Thông thường, rèm màu tím sẽ được kết hợp với căn phòng có sơn tường màu trắng sữa. Sự kết hợp này sẽ giúp cho màu tím đỡ được sự nặng nề
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

12. Tươi trẻ nhưng không thiếu lãng mạn cùng rèm màu hồng

Màu hồng luôn cho chúng ta cảm giác lãng mạn và ngọt ngào. Đây là màu sắc được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất. Vì vậy 1 bộ rèm màu trắng sẽ rất dễ dàng phối hợp với hầu hết các không gian phòng. Sự yếu đuối và dịu dàng của màu hồng khiến người ta thoải mái hơn. Rèm màu hồng thường được kết hợp với các hoạ tiết trắng sữa, xám hay ghi.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

13. Màu ghi – đơn giản nhưng hiện đại

Càng đơn giản, càng hiện đại, chính vì thế nhiều gia đình rất thích sử dụng màu ghi cho phòng khách của mình. Đặc biệt là những bộ rèm màu ghi sẽ mang lại không gian sang trọng và đẳng cấp hơn. Màu ghi thường được dùng cho rèm cửa sổ. Thêm vào đó, rèm màu ghi thường được kết hợp với vân nổi mang đến cho phòng khách một phong cách cổ điển và sang trọng.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

14. Rèm vải bố – Nét đẹp hoang dã và nguyên sơ

Vải bố là loại vải khá thô, nhưng thể hiện được phong cách mộc mạc và nét đẹp hoang dã của thiên nhiên. Vải bố có nguồn gốc từ phương Tây nên dù không được mềm mại như những loại vải khác, vải bố vẫn mang đến cho chúng ta một tâm hồn của đồng quê, của thiên nhiên. Có thể vì lý do này mà vải bố đang được ưa chuộng rất nhiều
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua

15. Rèm xếp ly hoạ tiết cổ điển

Có thể đây là bộ rèm phù hợp với người có gu thẩm mỹ tinh tế, và mang phong cách cổ điển. Mẫu rèm này cũng khá khó để phối hợp với các món nội thất trong nhà. Tuy nhiên, khi đã kết hợp được với thiết kế căn phòng, rèm xếp ly hoa cổ điển sẽ biến căn phòng của bạn trở thành 1 cung điện lộng lẫy, sang trọng và quý tộc.
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại không thể bỏ qua
15 mẫu rèm cửa phòng khách hiện đại này, Belife hy vọng bạn sẽ chọn lựa mẫu rèm phù hợp với căn phòng của bạn. Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi vào số Hotline của Belife 093 738 858 hoặc đến trực tiếp cửa hàng Belife tại 214 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh bạn nhé!

Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất

Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất

Bạn có đã phương pháp chống lại cái nắng nóng oi bức gay gắt của mùa hè chưa? Belife xin phép được chia sẻ với bạn Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất
Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất
Rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả 
Với thời tiết oi bức và nắng nóng của mùa hè, việc hạn chế ánh nắng gay gắt soi trực tiếp vào nhà sẽ giúp cho căn phòng của bạn đỡ được phần nào sự nóng bức. Và việc thay đổi rèm cửa là 1 trong những phương pháp mang lại hiệu quả chống nắng hầu như là tuyệt đối. Ánh sáng từ những khung cửa sổ sẽ không còn chiếu thẳng vào phòng, giúp cho căn phòng không trở nên nóng lên. Trong bài viết này Belife sẽ gợi ý cho bạn 5 mẫu rèm cửa chống nắng hiệu quả mà lại rất phù hợp với không gian ngôi nhà bạn.
Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất
Rèm cửa chống nắng
Rất ít người biết rằng, ngoài việc có công dụng là chống nắng, rèm cửa còn có một chức năng khá tuyệt vời đó là chống nóng nhờ vào khả năng hấp thụ ánh sáng và tia UV một cách tuyệt đối. Hơn nữa, nếu gia đình bạn có sử dụng điều hoà, thì việc sử dụng rèm cửa sẽ giúp tiết kiệm điện rất nhiều bởi vì khả năng chịu nhiệt và cách nhiệt cao.
Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất
Rèm cửa chống nóng 

1. Rèm vải 1 lớp hoặc 2 lớp

Có thể nói rèm vải là loại rèm có khả năng chống nắng cao nhất, có thể chống nắng tuyệt đối 100%. Rèm vải phù hợp với rất nhiều không gian khác nhau từ phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, hay thậm chí là phòng bếp, cho đến các không gian khác như nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt hơn, rèm vải cực kỳ phù hợp với các căn hộ chung cư cao tầng. Các toà nhà cao tầng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mặt trời hoàn toàn và thường xuyên. Vì vậy, việc sử dụng rèm vải là phương pháp chống nắng nóng hiệu quả cho những căn hộ này.

Về chất liệu

Rèm vải thông thường sử dụng các loại vải dày để may, ví du như vải cotton, vải lanh (hay còn gọi là vải linen), vải bố, vải lụa, cao cấp hơn là vải nhung và vải gấm. Đặc biệt hơn, có 1 số loại vải còn được tráng phủ cao su non. Lớp tráng phủ này ngoài việc cản trở ánh nắng từ bên ngoài vào mà còn có khả năng chống tia UV tuyệt đối và hấp thụ nhiệt nhanh, giữ được nhiệt độ bên trong phòng không cao lên.
Dựa theo nghiên cứu của các chuyên gia, sợi vải là nguyên nhân của việc hấp thụ nhiều hay ít tia UV. Sợi vải từ các loại vải có chứa Polyester và sợi thuỷ tinh có khả năng chóng nắng nóng và tia UV cao hơn so với các loại vải cotton khác. Ngoài ra, 1 lớp vải dày cũng cho thấy hiệu quả chống nắng tốt hơn.
1 mẹo nhỏ giúp bạn có thể kiểm tra được độ cản sáng của vải là bạn dùng đèn flash của điện thoại chiếu trực tiếp vào lớp vải. Nếu ánh sáng xuyên qua nhiều thì hiển nhiên độ chống nắng sẽ thấp hơn. Ngược lại nếu ánh sáng không lọt qua vải thì khả năng chống nắng sẽ cao hơn.

Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhấtVề thiết kế

Rèm cửa chống nắng 2 lớp là sự kết hợp giữa 1 lớp vải cotton và 1 lớp vải voan. Kiểu rèm vải này mang đến khả năng chống nắng nóng hiệu quả bởi sự kết hợp 2 lớp vải sẽ làm tăng thêm độ dày và cản trở đường đi của ánh nắng nhiều hơn.
Thêm vào đó, nếu thời tiết không quá nắng, bạn có thể kéo lớp vải cotton ra và để lại lớp vải voan. Lúc này căn phòng của bạn sẽ vừa có được ánh sáng tự nhiên, vừa giữ được sự riêng tư.

2. Rèm Roman

Rèm Roman cũng như rèm vải, thường được may bởi các loại vải cotton, vải bố hay vải linen (vải lanh). Tuy nhiên, về thiết kế, rèm roman được cấu tạo bởi 1 lớp vải được căng thẳng treo trên thanh treo bắt ngang trên khung cửa sổ. Thiết kế của rèm Roman khá đơn giản nhưng không kém phần hiện đại và sang trọng. Vì là kiểu rèm buông dọc nên rèm Roman có thể được may với nhiều lớp vải. Nếu muốn tăng khả năng chống nóng, chúng ta có thể may kèm từ 2 đến 3 lớp vải vì càng nhiều lớp vải, rèm sẽ càng dày và khả năng chống nắng nóng càng cao hơn. Rèm Roman rất được yêu thích và là 1 trong các kiểu rèm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Về màu sắc, rèm Roman có nhiều màu cũng như hoa văn và hoạ tiết đa dạng. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn để phối hợp với nội thất trong nhà. 
Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất
Rèm Roman phù hợp với những không gian như phòng khách, phòng ngủ, quán ăn nhỏ hay những nơi có diện tích nhỏ.

3. Rèm cuốn

Trong các loại rèm buông dọc thì rèm cuốn là loại rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất. Sở dĩ rèm cuốn có khả năng này vì chất liệu vải may nên rèm cuốn là loại vải sợi Polyester tổng hợp pha sợi thuỷ tinh. Chính vì vậy khả năng chống nắng nóng của rèm cuốn hầu như là tuyệt đối 100%. Rèm cuốn được ưa chuộng rất nhiều vì rất dễ dàng sử dụng. Rèm cuốn được cấu tạo từ 1 tấm vải Polyester buông xuống được treo trên 1 thanh rèm kết hợp dây kéo cầm tay. Dây kéo cầm tay này hoạt động như ròng rọc, nếu bạn muốn buông rèm che nắng thì kéo dây. Nếu bạn kéo dây còn lại (ngược lại) thì rèm sẽ được cuộn lên gọn gàng. Rèm cuốn tuy đa phần là đơn sắc và trơn, không có nhiều hoa văn và hoạ tiết, nhưng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn rất nhiều bởi thiết kế gọn nhẹ nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp sang trọng. Rèm cuốn được sử dụng trong văn phòng công ty rất nhiều.
Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất

4. Rèm lá dọc

Top 4 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất là thuộc về rèm lá dọc. Rèm lá dọc thường được sử dụng cho những nơi có các ô cửa kính lớn như toà nhà cao ốc, văn phòng, phòng họp. Với điểm đặc biệt là có thể xoay lật 180 độ, giúp người dùng có thể kiểm soát ánh nắng chiếu vào nhà một cách dễ dàng. Rèm lá dọc cũng được cấu tạo từ chất liệu vải Polyester như rèm cuốn. Khác nhau ở chỗ những lá rèm này được xếp dọc song song với nhau, mang đến vẻ đẹp lịch sự, trang nhã và cân bằng ánh sáng cho căn phòng.
Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất

5. Rèm sáo gỗ

Rèm sáo gỗ được cấu tạo từ nguyên liệu gỗ tự nhiên với độ dày khoảng 25mm đến 50mm. Chính vì vậy khi bạn điều chỉnh cho bộ rèm đóng lại, khả năng chống nắng nóng của rèm sáo gỗ lên đặt được tuyệt đối 100%.
Ngoài ra, chất liệu gỗ mang đến cho không gian cảm giác thoáng đãng, mát mẻ hơn. Bên cạnh đó, nhờ vào chất liệu gỗ mà khi ánh nắng chiếu vào, ánh nắng sẽ bị phản xạ ngược lại nên sẽ làm hạn chế tối đa việc tăng nhiệt độ của căn phòng. 
Rèm sáo gỗ còn rất thân thiện với môi trường và không gây hại đến sức khoẻ người dùng. 
Top 5 rèm cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất
Chính vì những lý do trên mà rèm sáo gỗ được đánh giá là 1 trong những mẫu rèm. cửa chống nắng nóng hiệu quả nhất.
Belife hy vọng với danh sách ưu điểm của các loại rèm chống nắng nóng trên sẽ giúp bạn tìm được bộ rèm phù hợp với ngôi nhà, căn phòng của bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể gọi vào số Hotline của Belife 0938 738 858, hoặc ghé thăm Showroom Belife tại 214 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh bạn nhé!


Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH SỬ DỤNG RÈM SÁO GỖ VÀ VỆ SINH ĐÚNG CÁCH?

Sử dụng rèm gỗ tự nhiên như thế nào để vừa chống nắng hiệu quả lại bền với thời gian? Bạn nên sử dụng rèm gỗ của nhà cung cấp nào để đảm bảo chất lượng và an toàn với ngôi nhà của mình?
Khi bạn đã quyết định chọn một loại rèm cửa nhất định nào đó để sử dụng cho ngôi nhà của mình thì bạn cần phải lưu ý những gì? Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về loại rèm gỗ mà rất có thể nhiều khách hàn còn băn khoăn về việc sử dụng chúng như thế nào cho bền đẹp và phát huy tối đa hiệu quả chống nắng của nó đối với ngôi nhà của bạn.

Sử dụng rèm gỗ như thế nào cho hợp lý

a. Sử dụng rèm gỗ theo vị trí lắp đặt

Để làm được điều đó, thứ nhất là bạn phải hiểu được rằng rèm gỗ sẽ chỉ phù hợp với những vị trí lắp đặt nhất định trong không gian sống của bạn chứ không phải bất kỳ vị trí nào đều có thể sử dụng được.
Ví dụ như cửa mái hiên ngoài trời hay cửa sổ ban công có ánh nắng trực tiếp rọi vào với cường độ mạnh và thời gian dài trong ngày thì bạn không nên sử dụng. Bởi bạn nên tìm hiểu rằng cấu tạo của rèm sáo gỗ là từ các thanh gỗ tự nhiên được sử lý qua quy trình công nghiệp, cho dù đã được tráng một lớp sơn chống mối mọt, chống ẩm mốc thế nhưng rèm gỗ cũng không thể chống lại được tác động khắc nghiệt từ môi trường như nắng, mưa thường xuyên làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của rèm gỗ.
Với vị trí như trên, thay cho mành gỗ bạn nên sử dụng các loại rèm cửa có nguồn gốc bền hơn như sợi polyeste hay kim loại: Rèm sáo nhôm, rèm cuốn là sự lựa chọn thông minh bởi chúng có thể chịu được nhiệt và nước. Cho dù có thể tuổi thọ của chúng cũng sẽ bị rút ngắn theo thời gian nếu thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa nhưng độ bền cũng sẽ vượt trội hơn hẳn so với rèm sáo gỗ.

b. Sử dụng rèm gỗ đúng cách

Thứ 2 là cách sử dụng rèm gỗ cũng khá phức tạp so với các loại rèm khác, các là rèm như rèm vải, rèm cuốn…các lá rèm có thể xoay lật 180 độ, nhưng các lá rèm nặng nên bạn cần phải tuyệt đối nhẹ nhàng khi sử dụng. Bạn cần phải hỏi kỹ lưỡng nhà cung cấp rèm trước khi sử dụng để tránh làm hỏng rèm, dây kéo và khoá rèm.
Có rất nhiều trường hợp nhà cung cấp rèm cửa phải đi bảo hành các lỗi rèm gỗ cho khách hàng với những lý do rất đơn giản chỉ vì khách hàng không hiểu rõ cách sử dụng dẫn đến hỏng rèm.

Cách vệ sinh và bảo quản rèm gỗ

Cách vệ sinh và bảo quản rèm sáo gỗ sao cho sạch, đúng cách để kéo dài tuổi thọ bộ rèm cửa của bạn.
Trước khi vệ sinh, bạn nên lưu ý rằng cần phải điều chỉnh các lá gỗ xoay ra theo hướng rộng nhất để bạn có thể lùa chổi vào quét sạch sẽ.
Để làm sạch bụi trên rèm, bạn nên treo nó lên rồi sử dụng chổi lông sợi nhỏ hoặc khăn len lau bụi. Trong quá trình làm, cần chú ý lau từ trên xuống dưới, tránh làm ngược lại nếu không các thanh gỗ ở mành có thể bị rời ra.
Để làm sạch tốt hơn, bạn nên lau từng thanh gỗ bằng vải khô mềm hoặc khăn giấy. Một cách dễ dàng để làm sạch rèm gỗ là đeo một chiếc găng tay bông hoặc vớ cũ và đưa các ngón tay của bạn qua từng thanh gỗ nhỏ. Để có hiệu quả tốt hơn, bạn có thể dùng một chút chất làm mềm vải ở tay khi đang đeo găng và chà sát bàn tay dọc theo các thanh gỗ. Ngoài tác dụng làm sạch bụi bẩn, việc làm này còn giúp làm giảm sự tích tụ tĩnh điện, nhờ vậy, giảm sự bám bụi trên chiếc rèm gỗ của bạn.
Nếu chiếc rèm gỗ của bạn quá bẩn, bạn hãy đổ một ít xà phòng lên nó và lau sạch vết bẩn. Điều này sẽ giúp chiếc rèm cửa của bạn trở nên sạch sẽ và sáng bóng. Một cách khác giúp chiếc rèm gỗ của bạn bóng loáng đó là hãy pha loãng dung dịch vệ sinh riêng cho gỗ rồi lau trên từng thanh một.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng hỗn hợp dầu ô liu và một bát nước ấm. Bạn cũng có thể tự chế dung dịch giúp đánh bóng đồ nội thất và rèm gỗ bằng cách thêm một vài giọt tinh dầu chanh trong nửa cốc nước ấmĐể làm sạch những thanh gỗ ở trên cao, sử dụng ghế đẩu và dẫm lên nó. Không ở dưới và kéo giữ mành gỗ vì bạn có thể sẽ kéo xuống và làm hỏng nó. Nếu vị trí treo mành gỗ không thuận tiện cho việc làm sạch, bạn có thể tháo chúng xuống và đặt chúng lên một chiếc khăn trải giường cũ để có thể dễ dàng làm sạch.
Không làm sạch rèm gỗ bằng cách đặt chúng trong nước vì đặc tính của gỗ là hút ẩm mạnh. Đối với các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng một miếng vải ẩm (không quá ướt). Sau đó, bạn phải lau khô hoàn toàn những thanh gỗ bằng một miếng vải khô mềm mại.
Không hút bụi hoặc làm sạch mành gỗ qua lại nhiều lần . Bạn chỉ phải thực hiện việc lau chùi theo một chiều từ trái sang phải hoặc ngược lại.
Sau khi làm sạch rèm cửa, bạn có thể giúp chúng đẹp hơn bằng cách sử dụng một loại chất đánh bóng đồ gỗ không chứa sáp và thực hiện đánh bóng rèm bằng một miếng vải mềm. Trước khi đánh bóng rèm, bạn nên trao đổi với nhà sản xuất để biết chiếc rèm của bạn có thể đánh bóng hay không..

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

HƯỚNG DẪN BẠN CÁCH VỆ SINH RÈM CỬA ĐÚNG CÁCH

Lựa chon được một chiếc rèm cửa hài hòa với thiết kế nội thất ngôi nhà, chất liệu tốt, màu sắc, hoa văn đẹp là điều tốn rất nhiều công sức nhưng sau thời gian sử dụng rèm cửa nhà bạn cũng đến lúc phải vệ sinh nếu bạn không muốn thay thế chúng. Vệ sinh rèm cửa không giống như giặt quần áo, bạn cần phải thực hiện đúng quy trình nhất định để làm sạch rèm cửa vừa sạch mà không làm hư rèm. Bạn đừng lo, ở bài viết này, Rèm cửa Belife xin chia sẻ đến bạn bí quyết vệ sinh rèm cửa đúng cách .

Thời điểm vệ sinh rèm/màn cửa

Hầu hết các loại rèm/màn cửa, bạn cần sử dụng chổi để quét và phủi bụi bẩn mỗi tuần 1 lần. Sau khoảng 1 tháng nên vệ sinh kỹ càng hơn 1 lần bằng cách giặt hay sử dụng máy chuyên dụng tùy vào từng loại rèm. Vệ sinh rèm là điều cần làm tuy nhiên bạn không nên thực hiện quá nhiều. Vì nếu làm sạch quá mức có thể khiến rèm bị phai màu, chất liệu rèm đi xuống, không còn vẻ đẹp và tươi mới như ban đầu

Cách vệ sinh rèm vải

Để vệ sinh rèm vải, bạn có thể chọn cho mình các cách dưới đây

Giặt rèm bằng máy giặt 

cach-ve-sinh-rem-cua-bang-may-giat-0
Cách vệ sinh rèm cửa bằng máy giặt là cách thông dụng nhất
Thời buổi công nghệ phát triển, các chị em phụ nữ thường lựa chọn giặt đồ bằng máy giặt vừa nhanh, vừa đỡ tốn thời gian lại không hề vất vả tí nào. Nhưng ngoài ưu điểm thì giặt đồ bằng máy giặt cũng có những hạn chế chẳng hạn như tốc độ quay, vắt của máy giặt nếu mạnh quá sẽ làm biến dạng chiếc rèm nhà bạn. Giải pháp đặt ra tốt nhất là bạn nên để chế độ giặt nhẹ không chỉ cho giặt rèm mà còn giặt các loại đồ khác.
Sau khi giặt xong đem phơi bạn cũng không nên phơi rèm ra bên ngoài cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Nhiều người cứ nghĩ như thế sẽ giúp rèm khô nhanh hơn nhưng sự thật thì chỉ khiến chiếc rèm nhà bạn bị bắt bụi và biến đổi màu đi mà thôi.

Vệ sinh rèm bằng hơi nước

cach-ve-sinh-rem-cua-bang-hoi-nuoc-1
Một chiếc máy hơi nước thực sự là món đồ hữu hiệu cho bạn. Không chỉ “giặt” sạch rèm cửa mà còn giúp vệ sinh các vật dụng khác trong nhà bạn. Việc bạn phải làm là sắm ngay cho mình một chiếc máy hơi nước có chức năng làm sạch, tìm hiểu hướng dẫn sử dụng của máy và bắt tay vào vệ sinh chiếc rèm nhà bạn.
Ưu điểm của cách vệ sinh này là bạn không cần phải tháo rèm ra, vất vả đem ra hàng giặt hay chất vật phơi trên dây. Chỉ có duy nhất khuyết điểm ở chỗ bạn cần phải có điều kiện để mua được chiếc máy hơi nước chuyên làm sạch này.

Sử dụng bàn chải lông mềm

Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh rèm, bạn cần chải từ trên xuống theo chiều thẳng đứng. Tránh dùng bản chải từ dưới lên hay không theo một quy luật nào, việc này sẽ khiến cho bụi bẩn bị lan ra khắp chiếc rèm của bạn.

Sử dụng phương pháp giặt khô

cach-ve-sinh-rem-cua-bang-giat-kho
Có một số loại mành rèm được may bằng chất liệu đặc biệt không được giặt nước đòi hỏi bắt buộc bạn phải đem đi giặt khô. Bạn cũng đừng vì ngại mà làm trái hướng dẫn, điều đó có thể khiến chiếc rèm bị biến dạng đi ngay đấy. Tốt nhất bạn nên đem ra hàng giặt khô để giặt, cho phí cho một lần giặt rèm cũng không hề rẻ nhưng cũng không tốn kém cho lắm, cốt là chiếc rèm nhà bạn vẫn luôn mới như lúc đầu là được đúng không nào?

Dùng khăn ẩm

Làm sạch rèm bằng khăn ẩm bạn cần giũ bớt bụi trên rèm đi. Cách này cũng chỉ nên áp dụng cho các loại rèm tối màu, nhất là không được làm với rèm màu trắng, bạn sẽ biến màu trắng tinh khôi của nó đảo chiều thành màu củ đậu ngay tức thì đó. Giũ bớt bụi bẩn cũng giúp cho không bị loang các viết bẩn sang xung quanh.

Những lưu ý khi vệ sinh rèm vải

Những loại rèm vải được làm bằng chất liệu khác nhau sẽ có cách vệ sinh khác nhau và có một số lưu ý nhỏ bạn cần chú ý như sau:
– Rèm bằng lụa
Bạn đừng đem đi giặt luôn, chất liệu này khá mỏng, nhẹ nên bạn cần giũ bớt bụi bẩn trước khi giặt. Lí do vì sao? vì lụa nhẹ, trơn tuy không dễ bắt bụi nhưng theo thời gian cũng hình thành một lớp bụi bám trên đó, chất liệu mỏng của lụa cũng không thể bị vò trong nước quá lâu vì vậy bạn cần phủi bớt bụi đi trước; nếu lười bạn có thể dùng máy hút bụi cho nhanh.
– Rèm may bằng chất liệu dễ phai màu
Chất liệu vải này khá “nhạy cảm” bạn phải chú ý và khéo léo trong việc vệ sinh đấy. Với chất liệu rèm này không nên dùng chất tẩy mạnh, bạn hãy chọn các loại bột giặt tẩy nhẹ nhàng; đem phơi ở nơi râm mát tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải.
-Rèm làm bằng vải lanh
Loại vải này chăm sóc lại có phần dễ dàng hơn, không cần cầu kì bạn cứ đem giặt thường xuyên rồi để phơi ở nơi thoáng mát là được. Có duy nhất một điều chú ý là chất vải lanh cũng khá mỏng nên bạn giặt tay là tốt nhất, còn giặt máy giặt thì bạn nên để chế độ giặt nhẹ thôi nhé.
Ngoài ra rèm nhà bạn được may bằng chất liệu đắt tiền thì bạn hãy mang ra tiệm giặt ủi để giặt nhé. Bởi ngoài tiệm có đủ các dụng cụ chuyên dụng cho việc vệ sinh rèm cửa, tránh tự vệ sinh ở nhà không đúng cách lại khiến chiếc rèm nhà bạn trở nên kém đẹp.

Cách vệ sinh rèm sáo nhôm

ve-sinh-rem-cua-3
Nhìn vào kết cấu rèm sáo nhiều người nghĩ rằng việc vệ sinh nó khá vất vả. Tuy nhiên, nếu biết cách thực hiện, sử dụng kèm với công cụ phù hợp thì mọi thứ lại trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Vì nó có khả năng xoay lật linh hoạt, do đó dễ dàng làm sạch được mọi chỗ của rèm. Những cách để lau chùi rèm sáo ở ngay đây:
– Sử dụng bàn chải máy hút bụi để loại bỏ nhanh chóng bụi bám trên bề mặt rèm.
– Dùng vải bông lông nhỏ mềm để lau nhanh và sạch hơn.
– Sử dụng miếng vải mềm nhẹ nhàng lau từng lá rèm. Cách này tuy sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng sẽ đảm bảo mọi ngóc ngách rèm đều sạch sẽ.
– Hàng tuần bạn có thể dùng chổi lông gà để phủi bụi nhanh chóng và dễ dàng.

Cách vệ sinh rèm sáo gỗ

ve-sinh-rem-cua-4
Tuy có kết cấu tương tự như rèm sáo nhôm. Tuy nhiên rèm sáo chất liệu gỗ lại cần được lau chùi theo cách khác. Để hạn chế tối đa tình trạng bụi bám ở trên rèm, bạn hãy thường xuyên dùng giẻ mềm ẩm hoặc khăn len lau bụi để lau các lá rèm.
Nếu có vết bẩn cứng đầu như vết sơn bám trên rèm gỗ thật, bạn hãy sử dụng dung dịch nước chanh để việc tẩy chất bẩn dễ dàng hơn mà không làm ảnh hưởng đến độ bền của rèm. Chú ý sau khi lật rèm để lau sạch các mặt của rèm bạn nhé.

Cách vệ sinh rèm tự động

Rèm tự động là loại rèm hiện đại do đó khi lau chùi phải thật cẩn thận để không làm hỏng hệ thống. Bạn cũng không nên tự tháo dỡ nếu không hiểu rõ về loại rèm này. Do đó bạn chỉ nên dùng máy hút bụi để loại bỏ bớt bụi bẩn bám trên rèm mà thôi. Nếu muốn vệ sinh kỹ hơn, hãy nhờ đến những đơn vị cung cấp dịch vụ này.

Cách vệ sinh rèm cuốn

ve-sinh-rem-cua-5
Đôí với những chiếc rèm cuốn, bạn có thể vệ sinh hàng tuần bằng cách sử dụng chổi lông gà, khăn mềm để lau sơ qua bụi bám. Để vệ sinh kỹ càng hơn, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Dùng máy hút bụi hút qua một lượt trên mặt rèm (cả 2 bên)
Bước 2: Tháo rèm xuống, trải lên sàn nhà, sau đó dùng đầu bàn chải máy hút bụi là trên bề mặt rèm. Đừng quên để dùng khăn lau bụi trên thanh treo rèm nữa nhé.
Bước 3: Chuẩn bị một chiếc chậu lớn hoặc bồn tắm có pha sẵn dung dịch giặt tẩy chuyên dụng
Bước 4: Dùng miếng bọt biển nhẹ nhàng lau sạch 2 mặt rèm. Nếu có vết bẩn cứng đầu, có thể dùng bàn chải để loại bỏ chúng
Bước 5: Giặt sạch lại với nước lạnh và mang đi phơi.

Cách vệ sinh rèm nhựa

ve-sinh-rem-cua-6
Vì loại rèm này có thể tiếp xúc với nước mà không sợ bị hư hỏng. Do đó cách lau chùi cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần tháo toàn bộ tấm rèm xuống, sau đó dội nước lên, dùng một miếng vải để lau sạch toàn bộ tấm rèm. Sau đó dội lại bằng nước sạch lần nữa và để rèm ráo nước rồi lại mắc lên là xong.
Một chiếc rèm sạch sẽ thơm tho cũng phần nào tôn lên vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Hãy nhớ cách vệ sinh rèm cửa đúng cách mà rèm cửa Belife đã hướng dẫn ở trên bạn nhé. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp.

Các kiểu rèm cửa ra vào phòng khách phổ biến

Các kiểu rèm cửa ra vào phòng khách phổ biến

Trong không gian bình yên, ấm cúng và xinh đẹp của căn nhà, rèm cửa là một món vật dụng không thể thiếu. Có rất nhiều vị trí cần sử dụng rèm cửa như rèm cửa ra vào phòng khách, rèm cửa sổ phòng khách, rèm cửa sổ phòng ngủ, hoặc thậm chí phòng bếp trong những căn hộ hiện đại ngày nay cũng được trang trí bởi rèm cửa sổ. 
Để lựa chọn một bộ rèm cửa ra vào phòng khách vừa đẹp mắt vừa phù hợp với không gian ngôi nhà, bạn cần phải bổ sung một chút kinh nghiệm và hiểu biết kỹ lưỡng. Bởi vì không giống như các không gian khác như nhà bếp, phòng làm việc hay phòng ngủ, phòng khách có thể được coi là linh hồn của cả ngôi nhà. Bộ rèm cửa ra vào phòng khách càng đẹp càng mang lại sinh khí và tài vượng cho cả ngôi nhà. Trong bài viết này, Belife sẽ bật mí cho bạn 5 loại rèm vải dùng để làm rèm cửa ra vào phòng khách đẹp nhất.

1. Rèm vải 1 lớp

Rèm vải 1 lớp không phải tự nhiên mà được người tiêu dùng tin tưởng. Rèm vải 1 lớp được lựa chọn để làm rèm cửa ra vào phòng khách bởi loại rèm cửa này có rất nhiều chất liệu và đa dạng trong mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ. 
Rèm vải 1 lớp được thiết kế bởi 1 hoặc 2 tấm vải được treo trên thanh treo rèm. Nếu cửa ra vào nhà bạn hơi nhỏ, bạn có thể sử dụng rèm cửa 1 lớp 1 mảnh để gọn nhẹ. Trái lại, nếu rèm cửa ra vào của bạn đủ rộng, bạn có thể lựa chọn rèm vải 1 lớp 2 mảnh để không gian căn phòng đẹp và sang trọng hơn.
Về mẫu mã, rèm vải với hoạ tiết bắt mắt, tươi sáng sẽ mang đến cho căn phòng phong cách độc đáo hơn. Phong cách này thông thường sẽ là sự lựa chọn của những người yêu thích sự trẻ trung, năng động. Còn đối với người tiêu dùng với phong cách đơn giản, yêu thích sự sang trọng, thì rèm vải 1 màu, đặc biệt là các gam màu trung tính như xanh thẫm, đỏ đô hoặc tím sẽ rất phù hợp để trang trí cho căn phòng.
Rèm vải 1 lớp thường được may bởi chất liệu vải cotton, vải lụa, vải linen hay cao cấp hơn là các loại vải nhung, vải gấm. Các chất liệu này được cấu tạo từ sợi bông, vì vậy rèm vải 1 lớp rất thân thiện với môi trường và không gây hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Hơn nữa, những chất liệu vải này giúp bộ rèm của bạn cản sáng và chống nắng tốt lên đến 100%.
Bởi vì sự gọn nhẹ mà rèm cửa 1 lớp thường được sử dụng rất nhiều như rèm cửa ra vào phòng khách trong các căn hộ chung cư hoặc văn phòng.
Các kiểu rèm được dùng làm rèm cửa ra vào phòng khách phổ biến

2. Rèm vải 2 lớp

Rèm vải 2 lớp cũng có cấu tạo từ mảnh rèm buông được treo trên 1 thanh treo rèm giống như rèm vải 1 lớp. Tuy nhiên rèm vải 2 lớp được phối thêm 1 lớp vải voan mỏng phía bên ngoài. Lớp vải bên trong vẫn được may bằng các loại vải cotton, lụa, linen theo kiểu lượn sóng và được kéo ra 2 bên. Còn lớp vải voan bên trong thường dùng để giữ sự riêng tư cho gia đình mà vẫn đón được ánh nắng từ bên ngoài vào. Ngoài ra, lớp vải voan này cũng góp phần tạo nên vẻ và sang trọng cho căn phòng khách bởi độ bồng bềnh, quyến rũ đặc trưng của vải voan.
Về chất liệu như đã đề cập bên trên, lớp vải bên trong thường là các loại vải dệt từ bông như vải lụa, đặc biệt là vải cotton được chọn lựa rất nhiều để may rèm cửa ra vào phòng khách. Lớp vải voan bên ngoài thường là vải voan trắng, vì vải voan trắng dễ dàng phối hợp với tất cả các màu trắng, hoa văn và hoạ tiết của lớp vải cotton bên trong. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bộ rèm cửa được thiết kế riêng. Lớp vải voan của những bộ rèm này thường có hoạ tiết giống hoặc có màu sắc giống với lớp vải cotton bên trong. 
Vì được cấu tạo bởi 2 lớp vải nên rèm vải 2 lớp có khả năng chống nắng, cản sáng rất cao, hầu như là 100%. Ngoài ra, nếu bạn vẫn muốn có 1 chút ánh sáng tràn vào phòng mà vẫn giữ được sự riêng tư cho gia đình, bạn có thể chỉ đóng lớp rèm vải voan thôi, lớp rèm vải cotton có thể mở sang 2 bên. Như vậy, căn phòng của bạn vừa đón được ánh nắng, vừa giữ được sự riêng tư.
Các kiểu rèm được dùng làm rèm cửa ra vào phòng khách phổ biến

3. Rèm vải bèo Châu Âu

Được cấu tạo giống như rèm vải 2 lớp, rèm vải bèo thường được sử dụng như một bộ rèm cửa ra vào phòng kháchbởi thiết kế cách điệu. Rèm vải bèo đặc biệt hơn so với rèm vải 2 lớp bởi lớp bèo được treo bên trên. Lớp bèo này nằm phía trước lớp vải cotton. 
Hoạ tiết và hoa văn của lớp bèo này giống với lớp vải cotton. Công dụng đặc trưng nhất của lớp bèo này chính là che đi thanh treo rèm và tạo nên vẻ đẹp sang trọng và cổ điển hơn cho bộ rèm và không gian phòng khách của bạn.
Các kiểu rèm được dùng làm rèm cửa ra vào phòng khách phổ biến

4. Rèm vải voan

Khi bạn muốn biến căn phòng của mình trở nên nhẹ nhàng, quyến rũ và có sức hấp dẫn hơn, thì rèm cửa ra vào phòng khách bằng vải voan là sự lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn.
Rèm cửa vải voan là loại rèm cửa mỏng nhẹ và tạo cảm giác bồng bềnh, bay bổng. Vải voan có nhiều loại như voan trơn, voan nhăn, voan hoa hay voan kẻ. 
Rèm vải voan thường được dùng làm rèm cửa ra vào phòng khách tại các căn hộ nhỏ vì tính mỏng nhẹ của vải voan sẽ không chiếm nhiều diện tích, giúp tiết kiệm không gian cho căn phòng của bạn. 
Rèm vải voan cho phép ánh nắng chiếu vào nhà, vẫn giữ được độ sáng cần thiết cho căn nhà mà lại giữ được sự riêng tư.
Các kiểu rèm được dùng làm rèm cửa ra vào phòng khách phổ biến

5. Rèm tự động

Rèm tự động là 1 trong những loại rèm cửa ra vào phòng khách ra đời sau những loại rèm khác. Rèm tự động có bộ điều khiển từ xa, giúp bạn ngồi bất cứ vị trí nào trong phòng cũng có thể điều chỉnh đóng mở rèm. Rèm tự động cũng có khả năng chống nắng, cản sáng rất tốt.
Rèm tự động có gắn động cơ, nhờ vậy mà người dùng có thể dễ dàng điều khiển bằng romote. Đây được xem là ưu điểm của rèm tự động bởi nó giúp cho không gian phòng khách gọn gàng hơn mà lại rất sang trọng, hiện đại
Về màu sắc, rèm tự động có rất nhiều màu, hoa văn và kiểu dáng, giúp bạn có được sự phong phú và đa dạng trong việc lựa chọn rèm cửa.

Các kiểu rèm được dùng làm rèm cửa ra vào phòng khách phổ biến
Belife hy vọng với bài chia sẻ này, bạn sẽ phần nào có ý tưởng về rèm cửa ra vào phòng khách của bạn. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể gọi vào số Hotline 0938.738.858 hoặc ghé thăm Showroom Belife tại số 214 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh